Nhóm ngôn ngữ Kru
Nhóm ngôn ngữ Kru
| |
---|---|
Phân bố địa lý | Bờ Biển Ngà, Liberia, có lẽ cả Burkina Faso |
Phân loại ngôn ngữ học | Niger-Congo
|
Ngữ ngành con | |
ISO 639-2 / 5: | kro |
Glottolog: | krua1234 (Kru)[1] siam1242 (Siamou)[2] |
Phân bố của nhóm ngôn ngữ Kru |
Nhóm ngôn ngữ Kru thuộc ngữ hệ Niger-Congo, hiện diện trên một vùng kéo dài từ đông nam Liberia đến đông Bờ Biển Ngà. Nguồn gốc tên gọi "Kru" chưa được làm rõ. Theo Westermann (1952), đây là từ mà người châu Âu dùng để chỉ một vài bộ tộc nói một tập hợp phương ngôn liên quan đến nhau. Marchese (1989) nhắc đến việc người dân bản xứ được thủy thủ châu Âu tuyển làm "thuyền viên" (crew, đồng âm với Kru).[3]
Andrew Dalby nhấn mạnh tầm quan trong lịch sử của nhóm Kru, vì vị trí của nhóm ở ngay một "giao điểm" cho sự tương tác Âu-Phi. Ông viết rằng "Kru và các ngôn ngữ liên quan là một trong thứ tiếng đầu tiên mà người đi biển từ châu Âu bắt gặp tại nơi ngày đó gọi là Duyên hải Tiêu".[4] Một số ngôn ngữ Kru có hệ thống thanh điệu thuộc hàng phức tạp nhất châu Phi, chỉ được một số ngôn ngữ Omo sánh ngang.
Phân nhóm
[sửa | sửa mã nguồn]Dưới đây là phân loại nhóm ngôn ngữ Kru của Marchese (1989).[5] Nhiều trong số này là cụm phương ngữ, đôi lúc được tách ra làm nhiều ngôn ngữ hơn nữa.
Kru |
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Ethnologue thêm tiếng Neyo, gần gũi nhất với tiếng Dida hay Godie.
So sánh
[sửa | sửa mã nguồn]Một vài từ vựng cơ bản trong 12 ngôn ngữ Kru, lấy từ Marchese (1983):[6]
Ngôn ngữ | mắt | tai | mũi | răng | lưỡi | miệng | máu | xương | cây | nước | ăn | tên |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tepo | jíê | nω̂â | mɪ̂jã́ | ɲɛ́ | mɛ̂ | wũ̂t | dâblώ | klá | tûgbɛ̀ | nîjẽ́ | dî | dώ |
Jrwe | ɟró | nω̃̂ã̂ | mɪ̃̂ã̂ | ɲɛ̃́ | mɛ̃̂ | wṹ | klώω̂ | klá | túwɛ̀ | nĩ́ẽ́ | dîdɛ̂ | ɲɔ̃́ |
Guere | ɟrííē | dōṹ | mlâ | ɲnɪ̃̂ɛ̄̃ | mē̃õ̀ | ŋɔ̄̃ | ɲmɔ̄̃ | kpâ | tū | ní | dîɛ̄ | ɲnɪ̃̂ |
Wobé | ɟríɛ́ | dōṹ | mlã̂ | ɲnə̃̂ | mɛ̄̃õ̀ | ŋʷɔ̄̃ | nmɔ̄ | kpâ | tū | nĩ́ | dī | ɲnẽ̂ |
Niaboua | ɟîrî | lòkû | máná | ɲéɲé | méɛ̃̀ | ŋʷɔ̄̃ | ɲēmō | kpá | tū | nî | dī | ɲéɲé |
Bété (Daloa) | ɟi | jûkûlî | mlə̂ | gléí | mɪ́ɔ́ | ŋō | drú | kwâ | sū | ɲû | lí | ŋʉ̂nɪ̂ |
Bété (Guibéroua) | jiri | júkwɨ́lí | mə́ɲə́ | gʌ̂lʌ̂ | mɪ̄ɔ̄ | nûə̂ | dûrû | kwá | sû | ɲú | dī | ŋʉ́ɲɪ́ |
Néyo | jɪ́ | ɲúkwlí | mlé | glè | mɪ̄ɔ̄ | né | dòlū | féē | sūú | ɲú | lī | jlɪ́ |
Godié | jɨdí | ɲūkúlú | mə́ɲə́ | gə̄lè | mɪ̄ɔ̄ | nə̄ | drù | féè | sū | ɲú | ɗɨ̄ | ŋʉ́nʉ́ |
Koyo | jɪjē | ɲúkiwí | — | glà | mɪ̄ɔ̄ | nə́ | dòlú | féjē | sūú | ɲú | lɨ̄ | ŋɨ́nɨ́ |
Dida | cí | ɲúkwlí | mné | glā | mɪ̄ɔ̄ | nɪ̄ | dólū | kwíjè | sū | ɲú | lî | ŋlɪ́ |
Aïzi | zre | lωkɔ | mωvɔ | ɲɪ | mrɔ | mu | ɲre | kra | ke | nrɪ | li | — |
Nguồn tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Kru”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
- ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Siamou”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
- ^ Breitbonde, L. B. (1991). “City, Countryside, and Kru Ethnicity”. Africa. 61 (2): 186–201. doi:10.2307/1160614. JSTOR 1160614.
- ^ Dalby, Andrew (1998). Dictionary of Languages. New York: Columbia UP.
- ^ Marchese, Lynell. 1989. Kru. In Bendor-Samuel, John (ed.), The Niger-Congo Languages: A Classification and Description of Africa's Largest Language Family, 119-139. Lanham MD, New York & London: Lanham: University Press of America.
- ^ Marchese, Lynell. 1983. Atlas linguistique Kru: nouvelle edition. Abidjan: Agence de Coopération Culturelle et Technique (ACCT).
- Westerman, Diedrich Hermann (1952) Languages of West Africa (Part II). London/New York/Toronto: Oxford University Press.